Quy trình vận chuyển và sản xuất chiếc máy bay lớn nhất thế giới Airbus A380

Hãng chế tạo máy bay Airbus của châu Âu ra thông báo chính thức sẽ ngưng sản xuất máy bay Airbus A380 dòng máy bay chở khách lớn nhất thế giới. Việc ngừng sản xuất A380 sẽ ảnh hưởng hơn 3.000 việc làm và tiêu tốn hơn 500 triệu USD tuy nhiên với đơn đặt hàng ít ỏi cùng với chi phí sản xuất quá cao thì việc “khai tử” Airbus A380 là điều bắt buộc

 

Hãy cùng điểm qua những sự thật thú vị về những công đoạn hoàn thành chiếc máy bay tầm cỡ đã từng  là thành tựu đỉnh cao của ngành công nghiệp hàng không châu Âu này.

 

 

 Với chiều dài 73 mét và sải cánh 80 mét, Airbus A380 trên lý thuyết có thể chở theo 850 hành khách nhưng từ khi ra mắt vào năm 2005, các hãng hàng không thường chỉ xếp 450-550 chỗ trên một chiếc A380. 

 

 

Để cấu thành một chiếc Airbus A380 cần tiêu tốn tổng cộng khoảng 4 triệu bộ phận và những linh kiện này được sản xuất bởi 1.500 công ty ở 30 quốc gia trên khắp thế giới. Tất cả sẽ được vận chuyển đến nhà máy lắp ráp của Airbus ở gần sân bay Toulouse-Blagnac tại Pháp

 

 

Sáu bộ phận quan trọng nhất của máy bay cũng là sản phẩm được tập hợp từ các nước khác nhau. Phần cánh được chế tạo ở xứ Wales, các phần thân được làm ra ở Hamburg, Đức , và tại Pháp, đuôi máy bay được sản xuất ở Tây Ban Nha, còn phần đuôi đứng cũng được làm ở Hamburg.

 

 

Cánh của máy bay được vận chuyển bằng đường sông từ Broughton đến Mostyn trên một chiếc sà lan có tên Afon Dyfrdwy. Sau đó chúng được chuyển tới Ciudad de Cadiz, thành phố cảng lâu đời của xứ Andalucia, Tây Ban Nha, trên một trong 3 chiếc thuyền được thiết kế đặc biệt để phục vụ vận chuyển các bộ phận lớn của Airbus.

 

 

Chiếc tàu thứ hai xuất phát từ cảng Hamburg với phần thân sau của máy bay. Đích đến của con tàu là Saint-Nazaire, Pháp, để lấy 2 phần còn lại của thân máy bay là phần giữa và phần đầu, rồi vận chuyển cả 3 phần đến thị trấn Pauilliac ở Pháp.

 

 

5 phần chính của chiếc máy bay được vận chuyển bằng đường thủy và đường biển, phần còn lại là chiếc đuôi đứng lại được vận chuyển bằng đường không từ Hamburg đến Toulouse.

 

 

Khi những phần thân máy bay đến Pauillac, nước Pháp, chúng sẽ được vận chuyển bởi hai sà lan chuyên dụng có tên là Le Breuil và Le Brion để đưa tới Langon

 

 

Từ Langon, đoạn đường tiếp theo sẽ diễn ra trên đất liền, mỗi bộ phận thân sẽ được vận chuyển bởi một xe tải và xe kéo chuyên dụng.

 

 

Để đảm bảo giao thông, quá trình vận chuyển diễn ra vào ban đêm, đoàn xe sẽ đi qua 21 thị trấn và ngôi làng với tốc độ 10-25 km/h. Khi đi qua thị trấn cuối cùng trong hành trình, Levignac, đoàn xe được người dân địa phương chào đón hết sức nồng nhiệt. Từ đây các bộ phận sẽ được chuyển tới nhà máy lắp ráp của Airbus ở Blagnac, Toulouse. 

 

Để hoàn thành, lắp ráp một chiếc máy bay "siêu khủng" Airbus A380 thật không phải là chuyện đơn giản. Với chi phí cao, cùng những đơn đặt hàng hiếm hoi khiến hãng Airbus bắt buộc phải ngừng sản xuất A380. Vốn dĩ đây không phải là điều quá bất ngờ với giới hàng không, tuy nhiên hình ảnh những chiếc máy bay siêu khủng Airbus A380 vẫn luôn được xem là một trong những thành tựu đỉnh cao của ngành công nghiệp hàng không châu Âu

 

Nguồn: Internet

Hình ảnh: Internet

Biên tập viên: Di Di

Khai trương phú quốc